Xây trường đua ngựa hơn 400 triệu USD Sóc Sơn : Mở cơ hội cho nhà đầu tư

Thứ ba - 21/05/2019 00:19
Xây trường đua ngựa hơn 400 triệu USD Sóc Sơn : Mở cơ hội cho nhà đầu tư
Bộ KH&ĐT vừa có tờ trình gửi Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án trường đua ngựa tại Sóc Sơn, Hà Nội. Dự án này thực tế là một tổ hợp trường đua ngựa, khu biệt thự nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị... vốn đầu tư gần 9.600 tỷ đồng (khoảng 420 triệu USD). Riêng hạng mục trường đua ngựa, dự án này có vốn đầu tư gần 350 triệu USD.
Lĩnh vực tiềm năng 
Sức hấp dẫn của trường đua ngựa Sóc Sơn rất lớn, khi đi vào hoạt
Sức hấp dẫn của trường đua ngựa Sóc Sơn rất lớn, khi đi vào hoạt động, mỗi năm dự án dự kiến nộp ngân sách 150 - 250 triệu USD, và tạo sự lan tỏa trong phát triển đô thị, du lịch khu vực phía Bắc Thủ đô. Quy mô sử dụng đất của dự án dự kiến lên tới 125ha, trong đó sẽ làm trường đua ngựa - sân vận động phục vụ đua ngựa sức chứa 30.000 khán giả rộng 99,5ha, hồ điều hòa 22,5ha, khách sạn 3 sao 1,5ha, trung tâm hội nghị hội thảo 0,5ha và khu biệt thự nghỉ dưỡng 1ha. Hà Nội dự kiến sẽ đưa vào vận hành hạng mục trường đua từ năm 2021.
Với tổng mức đầu tư khoảng 420 triệu USD, dự án chiếm tỷ trọng khoảng 2,8% tổng đầu tư toàn xã hội trên địa bàn TP, tạo thu nhập cho khoảng 5.000 lao động trực tiếp. Ngoài ra, hoạt động phụ trợ (khách sạn, biệt thự, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm và công viên phục vụ cho văn hóa giải trí) dự tính thu hút khoảng 20.000- 25.000 lao động.

Hai nhà đầu tư (NĐT) là Tổng Công ty Du lịch Hà Nội và Global Consultant Network Co., Ltd (Hàn Quốc) được chọn thực hiện dự án. Các NĐT này đã đề xuất thực hiện thủ tục xin chấp thuận đầu tư dự án từ năm 2007.
Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án xây dựng trường đua ngựa Sóc Sơn, TP Hà Nội khẳng định, Trường đua ngựa Sóc Sơn nếu được xây dựng sẽ trở thành trung tâm thể dục thể thao tầm cỡ quốc tế khu vực phía Bắc sông Hồng, phục vụ cho việc đăng cai tổ chức ASIAD hoặc Olympic trong tương lai. Đặc biệt, dự án còn thúc đẩy quá trình liên kết, phát triển vùng, do địa điểm dự án tại huyện Sóc Sơn tiếp giáp các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Ngoài ra hàng loạt dự án giải trí quy mô lớn xây dựng trường đua ngựa, đua chó, đua F1... đã và đang được đề xuất đầu tư trên cả nước với số vốn lên tới hàng tỷ USD. Cách đây vài ngày, Đà Nẵng đã trao quyết định đầu tư dự án trường đua ngựa và trung tâm huấn luyện, nhân giống ngựa khoảng 200 triệu USD cho Công ty TNHH Keyhinge Toys Việt Nam.
Tại một số tỉnh phía Nam, nhiều dự án tương tự cũng đang được nhà đầu tư quan tâm. Dự án trường đua ngựa tại Phú Yên quy mô đầu tư 100 triệu USD (hơn 2.300 tỷ đồng). Cần Thơ cũng cho phép nhà đầu tư nghiên cứu, xây dựng trường đua ngựa và tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng quy mô 150 ha, trị giá 500 triệu USD. Trong số các dự án đã đầu tư, được cấp phê duyệt, hiện duy nhất trường đua ngựa Đại Nam (Bình Dương) của ông chủ khu du lịch này vận hành, hoạt động từ cuối 2017.
Giáo sư Hà Tôn Vinh - chuyên gia cố vấn cao cấp cho nhiều dự án đầu tư casino, giải trí cho rằng, có thể coi đây là một ngành nghề kinh doanh mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Do đó, nhiều DN cũng kỳ vọng có thể nắm lấy cơ hội kinh doanh này và sớm tìm được chỗ đứng trong bối cảnh một số khung pháp lý dự kiến sớm được hoàn thiện trong thời gian tới. Ông Vinh cũng cho rằng, do là ngành mới nên đa số các DN Việt hợp tác với các NĐT nước ngoài để triển khai dự án. Theo chuyên gia này, nếu thuận lợi thì chỉ sau 3 năm mở cửa, ngành công nghiệp giải trí này có thể được định hình rõ rệt hơn. Tuy nhiên ông cũng nhận định, do Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý và phát triển ngành này nên thực sự phát triển được thì còn rất nhiều việc phải làm kèm theo những hướng dẫn cụ thể.
Nhà đầu tư đã sẵn sàng
Theo đại diện Bộ KH&ĐT, mặc dù việc triển khai dự án sẽ ảnh hưởng đến diện tích đất trồng lúa nhưng không tác động đến quy hoạch sử dụng đất lúa của TP Hà Nội cũng như huyện Sóc Sơn. Số lao động nông nghiệp bị ảnh hưởng là hơn 3.200 người.
Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist) Nguyễn Văn Dũng cho biết, dự án trường đua ngựa tại Hà Nội được nghiên cứu lần đầu năm 1999 với địa điểm dự kiến tại phường Đại Kim (Hoàng Mai) và Thanh Liệt (Thanh Trì), nhưng do hành lang pháp lý về cá cược và đua ngựa chưa hoàn thiện nên đối tác nước ngoài rút lui. Cơ hội mở ra khi tháng 1/2017, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược, đua chó, đua ngựa và bóng đá quốc tế. Thêm vào đó, tại kỳ họp giữa năm 2018, Quốc hội đã thông qua Luật Thể dục, thể thao sửa đổi, trong đó có bổ sung quy định về đặt cược thể thao. Hành lang pháp lý cho kinh doanh đặt cược tại Việt Nam, bao gồm cả đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, về cơ bản đã hoàn thiện, mở ra cơ hội phát triển một ngành kinh doanh mới ở Việt Nam, cũng như mở ra cơ hội để Hà Nội thúc đẩy dự án trường đua ngựa, nhất là khi dự án này đã được bổ sung vào quy hoạch.
Ông Dũng cũng chia sẻ, dự án khi đi vào hoạt động sẽ "thật sự đem lại luồng gió mới, tạo công văn việc làm cho hàng nghìn người dân địa phương. Dự án cũng được Hanoitourist kỳ vọng giúp Hà Nội có thêm một sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn với lượng khách đông đảo và có khả năng giúp Hà Nội giữ chân dược du khách lâu hơn.
Ngày 21/2 vừa qua, trong buổi làm việc giữa Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch Tập đoàn Charmvit (Hàn Quốc) Lee Daa Bong bày tỏ, đến thời điểm này các điều kiện cần thiết cho dự án Trường đua ngựa tại Việt Nam đã được Tập đoàn chuẩn bị chu đáo nên mong muốn Việt Nam và TP Hà Nội tạo điều kiện tốt nhất để dự án sớm được triển khai. Chủ tịch Tập đoàn Charmvit cũng nhấn mạnh, các dự án khách sạn, sân golf tại Việt Nam của Charmvit đều đang không nợ về vốn, nên lợi nhuận sẽ được Tập đoàn tập trung để đầu tư vào dự án Trường đua ngựa. Một trong số các dự án của Charmvits tại Hà Nội trước đây, dự án Khách sạn Grand Plaza là công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã được Charmvit triển khai thực hiện đúng cam kết với TP Hà Nội, hoàn thành trong 2 năm. Điều đó càng khẳng định các dự án của Tập đoàn triển khai tại Việt Nam sẽ được thực hiện đúng cam kết.
Theo Nghị quyết điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của HĐND TP, quy hoạch có dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - Trường đua ngựa (có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa). Vị trí Trường đua nằm phần lớn trên cánh đồng thuộc xã Tân Minh và một phần nhỏ diện tích thuộc xã Phù Ninh, kéo dài tới chân núi Đôi. 
Hiện xã Tân Minh có 3.600 hộ dân, 70% làm nông nghiệp. Cánh đồng xã Tân Minh và Phù Ninh, nơi dự kiến làm trường đua ngựa, chủ yếu là ruộng canh tác hai vụ lúa; chỉ số ít trồng rau, củ quả. Nếu dự án được thực hiện sớm sẽ giúp tạo việc làm tại chỗ và giúp kinh tế dịch vụ của xã thay đổi. 
Phó Chủ tịch UBND xã Tân Minh (Sóc Sơn) Nguyễn Duy Thiêm

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

qc1
qc2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây